Cuộc Phiêu Lưu Đi Singapore Của Tôi, 1979CÙNG CHUNG MỘT THUYỀN

Câu chuyện của Nam Nguyễn © 2016  |  Hình ảnh của Vincent Leduc © 1979

Lời tựa

Lời tựa

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, gần một triệu người Việt Nam đã rời bỏ chế độ cộng sản, quê hương và gia đình, ra đi bằng đường bộ, hoặc bằng những con thuyền nhỏ trên sóng gió, tìm đến các bãi biển của những nước láng giềng ở Đông Nam Á. Họ phải đối mặt với nhiều ác hiểm của hải tặc và dông dữ của bão tố. Hàng ngàn người bị đói khát hay thất lạc trên biển đại dương. Rất nhiều sinh mạng đã bị mất. Những người may mắn sống sót sau những cuộc hành trình này thường được ở tạm trú trong các trại tị nạn, trước khi nhập cư vào một đất nước tự do, để bắt đầu lại một cuộc sống mới.

Vào đầu tháng 4 năm 1979, khi mười hai tuổi, tôi rời bỏ gia đình của mình để bắt đầu một cuộc hành trình nguy hiểm cùng với ba người em họ, lớn tuổi hơn tôi. Trên đường đi, 68 người trên con thuyền gỗ nhỏ bé của chúng tôi bị hải tặc Thái Lan tấn công liên tục trong một buổi chiều. Sau khi mặt trời lặn, một cơn bão biển dữ dội vang đến, nó đã giúp 67 người trên thuyền tôi thoát bọn cướp biển Thái Lan bằng cách cắt dây và nổ máy chạy sâu vào những tường nước và biến đi trong đêm tối như mực đen. Suốt đêm, mọi người lớn tuổi trên thuyền phải dùng hết sức mình tát nước liên tục để giữ cho thuyền không bị chìm.

Sáng hôm sau, rất may mắn là thuyền chúng tôi gặp một chiếc tàu biển tên Akuna cứu vớt. Rồi sau đó, chúng tôi đến tạm trú ở một hòn đảo nhỏ ở Indonesia. Chỉ sau vài tuần, mảnh đất nhỏ cận rừng hoang vắng đã nhanh chóng trở thành một trại tị nạn đông đúc. Tôi cũng như những người thuyền nhân khác chỉ còn lại một bộ quần áo mòn trên cơ thể. Cuộc sống ở trại Pulau Buton trong những ngày đầu tuy rất tấp nập, nhưng tràn ngập với bân khuân và khó khăn.

Ngay từ khi bắt đầu cuộc hành trình này, tôi đã đem theo trong lòng rất nhiều cảm xúc và lo lắng. Tôi vô cùng nhớ nhà, ba mẹ, và nhất là các anh em của tôi, vì lúc ra đi tôi phải giữ bí mật. Tôi không được chia tay với bất cứ người nào. Không một lời tạm biệt cho anh em tôi. Tâm tư tôi nặng nề. Tôi phải vật lộn với một cảm giác tội lỗi, lúng túng biết rằng cha mẹ mình chấp nhận một món quà rất đắt từ chú tôi, để giúp tôi đi vượt biên, vì cha mẹ tôi nghèo.

Vì đã thoát chết sau một chuyến hành trình đầy gian nguy, trong lòng tôi biết mình rất là may mắn. Nhưng trong tâm trí, tôi vẫn ước muốn mình không còn là một gánh nặng cho ba người em họ của tôi. Tôi cũng không muốn làm phiền gia đình ông bà chủ thuyền trong căn lều tranh trên mặt nước mặn, nơi tôi đang tạm trú. Tôi ước nguyện họ không phải chăm lo cho tôi. Tôi cảm thấy bất lực và cô đơn trên phương trời xứ lạ.

Một vài tuần sau khi đến Buton, một chiếc thuyền gỗ nhỏ chứa đầy phụ nữ và trẻ em cập bến trại của chúng tôi. Vì thời điểm đó Indonesia không còn chấp nhận thuyền nhân mới, nên họ không được lên bờ, và bắt buộc phải đậu thuyền ở ngoài khơi. Nhiều người trong trại đã tìm mọi cách can thiệp với chính quyền địa phương, nhưng không có gì lay chuyển được chính sách.

Trong thời gian này, tâm trí tôi không hề nghĩ đến chuyện leo lên lại một con thuyền, để một lần nữa phơi bày tính mạng mình cho biển cả.

Nhưng một ngày nọ, một ông "cao bồi điên” người Mỹ tên là Gary xuất hiện, và thay đổi mọi thứ.

    - Nam Nguyễn © 2016

 

Sáng ngày 13 tháng 4 năm 1979: Tàu "Thiên Thần" tên là Akuna đã cứu 68 người trên thuyền của tôi chỉ vài giờ sau khi chúng tôi vượt qua cơn bão biển dữ dội và các cuộc cướp biển nguy hiểm ở Vịnh Thái Lan. (Ảnh trên: Một bức tranh màu nước tôi vẽ từ trí nhớ, khi sống trong một ngôi nhà nuôi ở bang Nebraska, 1981).

Đầu tháng 4 năm 1979: Với đôi dép da mới và bộ quần áo mới may, tôi (bên phải), cùng anh em chụp vài tấm ảnh trắng đen tại trung tâm Rex Sài Gòn vài ngày trước khi tôi lậng lẽ ra đi.

Đầu Tháng 5 năm 1979: Con tàu Akuna đưa những người từ thuyền của chúng tôi đến tạm định cư tại một hòn đảo hoang, Pulau Buton. Chỉ sau vài tháng, nơi này trở thành một trong những trại tị nạn đông đúc ở Indonesia. (Ảnh từ trại Buton).

Ngày 13 tháng 4 năm 1979: Chỉ sau hai ngày trên con thuyền gỗ nhỏ, một cơn bão biển dữ dội vang đến, nó đã giúp 67 người trên thuyền tôi thoát bọn cướp biển Thái Lan bằng cách cắt dây và nổ máy chạy sâu vào những tường nước và biến đi trong đêm tối như mực đen. Suốt đêm những người lớn tuổi thay phiên nhau tát nước mưa và nước biển ra từ đáy tàu. (Ảnh trên: một bản in từ năm 1987 cho lớp mỹ thuật của tôi tại Đại Học UNK, Kearney, Nebraska).

Đi vào câu chuyện

CÙNG CHUNGMỘT  THUYỀN Chuyện và thiết kế trang mạng của Nam Nguyễn © 2016 Hình ảnh củaVincent Leduc © 1979 

 

 

 

 

 

 

 

Những bài hát về thuyền nhân tị nạn Việt Nam

"Sea of Memory

(Biển Nhớ")

- Mỹ Hạnh, 2011

"Sea of Memory

(Biển Nhớ")

- Khánh Ly, 1980s

"Refugee"

- Tom Petty & The Heartbreakers, 1979

"Un peu plus près des étoiles

(A Little Closer to the Stars)"

  - Toulouse, 1984

Hình ảnh: Vincent Leduc ©1979  | chuyện và WEBSITE: Nam Nguyễn ©2016

NGÔN NGữ

Lire en français
Tiếng Việt
Read in English