Cuộc Phiêu Lưu Đi Singapore Của Tôi, 1979CÙNG CHUNG MỘT THUYỀN

Câu chuyện của Nam Nguyễn © 2016  |  Hình ảnh của Vincent Leduc © 1979

scroll

 

"Nam ... Không sao hết cả nếu mình không liên lạc hàng ngày, chúng ta có một cuộc sống riêng của mình, nhưng liên kết của chúng ta mạnh mẽ, tôi sẽ không bao giờ quên nó và tôi chắc bạn cũng nghĩ thế. Sớm muộn gì tôi sẽ đi qua những tiểu bang Mỹ và chúng ta sẽ viết lên thêm một chương mới vào câu chuyện này. Vâng, bạn của tôi."

– Vincent

Tin nhắn Facebook, tháng 11 năm 2013

 

Tôi rất hạnh phúc và cảm thấy may mắn vì đã biết về anh Vincent Leduc sau hơn 37 năm. Nhìn thấy những bức ảnh tuyệt vời của anh về chuyến đi của chúng tôi từ trại tị nạn ở Buton tới Singapore vào tháng 5 năm 1979 đã đem lại cho tôi một cảm giác như một giấc mơ.

Kể từ khi kết nối trên Facebook vào tháng Chín năm 2013, Vincent và tôi chưa hề nói chuyện với nhau bằng bất kỳ cách nào khác. Chúng tôi không nói chuyện qua điện thoại hoặc video chat. Một điều gì đó thúc dục tôi rằng tôi phải gặp mặt Vincent trực tiếp. Đối với tôi, một cuộc trò chuyện không trực tiếp bằng bất kỳ cách nào khác thì không có đủ ý nghĩa. Nhận ra thân thể mình trong những bức ảnh của Vincent đã mở cửa cho tôi đến một thế giới hoàn toàn bất ngờ. Vì những bức ảnh đó đã khuyến khích tôi tạo nên trang mạng này để chia sẻ câu chuyện rất riêng tư của mình. Tôi muốn gặp Vincent, bắt tay anh và bày tỏ tầm quan trọng của những tấm hình của anh đã đem đến cho tôi, và những cảm xúc và ký ức đã chôn vùi trong lòng mình. Những tấm ảnh của Vincent đã ghi lại được những trải nghiệm của thuyền nhân Việt Nam một cách sâu sắc. Riêng tôi mong được nói với Vincent là những bức ảnh của tôi trong chiếc thuyền này có ý nghĩa gì đối với riêng tôi và gia đình tôi hiện nay.

Trong thời gian chúng tôi hợp tác trong trang web và dự án này từ vài tháng qua, tôi đã hiểu thêm về quá trình của Vincent đối với thuyền nhân Việt Nam, sự liên hệ cá nhân của anh ấy với ông Gary Ferguson tại trại tị nạn Buton, và chuyến đi thuyền đến Singapore. Một điều rất đặc biệt là tôi nhận thấy cả hai chúng tôi đều kể một câu chuyện tương tự, tuy từ những góc cạnh và quan điểm khác nhau.

Vincent lớn hơn tôi khoảng mười tuổi. Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp của một nước phát triển (Pháp). Anh được học hiểu nhiều hơn và nhận thức được các sự kiện dẫn đến cuộc khủng hoảng của người tị nạn Việt Nam diễn ra trước mắt của anh, và ang đã thu lại qua ống kính máy ảnh của anh. Lời kể chuyện của Vincent qua các bình luận trên Facebook mang giàu chi tiết và hiểu biết sâu sắc về toàn cầu.

Ngược lại, tôi là một cậu thiếu niên trẻ tuổi đến từ một quốc gia nghèo nàn, một đất nước đã bị chiến tranh tàn phá. Những hiểu biết của tôi rất giới hạn, chỉ bao gồm những gì tôi thấy và nghe trực tiếp từ những người và những gì đã sảy ra chung quanh tôi. Vào thời điểm đó, mọi thứ tôi biết về thế giới bị giới hạn với những gì tôi đã được dạy qua trương trình văn hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam và lý thuyết chống dân chủ của họ. Vì vậy, câu chuyện của tôi kể chỉ giới hạn qua quan điểm của riêng mình và cảm xúc của một cậu bé ngây thơ.

Tôi tin rằng tất cả mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó. Trong hơn ba thập kỷ qua, tôi đã chia sẻ câu chuyện đi vượt biên rời bỏ gia đình và quê hương Việt Nam bằng thuyền, qua các tờ báo ở bang Nebraska và bang California nhiều lần. Tuy nhiên, câu chuyện về chiếc thuyền phiêu lưu thứ hai của tôi ra đi từ trại Buton, Indonesia, đến Singapore chỉ là một quá khứ cá nhân mà tôi chỉ muốn giữ riêng cho bản thân mình.

Đối với Vincent, bộ sưu tập của anh với những bức ảnh của người thuyền nhân Việt Nam và những người tị nạn ở Đông Nam Á khác, gồm cả chuyến đi thuyền tới Singapore 38 năm trước, đang lưu giữ trong những thùng bụi bặm cất trên gác nhà của anh ở Paris. Những bức ảnh vô giá này mang nhiều câu chuyện riêng của những người ti nạn mà chưa ai biết đến.

Thời gian trôi qua nhanh, cuộc sống của chúng tôi đã tiến hóa và tràn đầy bận rộn với sinh hoạt gia đình. Tôi cũng nhận thấy Vincent và tôi có khá nhiều điểm chung. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe anh ấy đang học nghề làm gốm và có ý định mở một xưởng gốm trong tương lai. Sự chuyển đổi của Vincent từ nghệ thuật nhiếp ảnh sang gốm đã làm cho tôi rất ngạc nhiên. Tôi là một nghệ sĩ và tôi cũng rất yêu gốm. Tôi đã học nhiều lớp gốm ở trường trung học và đại học ở bang Nebraska vào giữa thập niên 1980. Tôi rất thích nghề này, và đã làm rất nhiều bình cắm bông bằng gốm.

Tôi rất mong được gặp mặt anh Vincent. Chúng tôi sẽ hỏi nhau nhiều câu hỏi về chuyến đi Singapore năm 1979. Tôi cũng muốn xem những bức ảnh của anh ghi lại những hành trình của thuyền nhân Việt Nam khác và những người tị nạn Đông Nam Á trong những năm cuối thập kỷ 70 đến 80. Tôi mong được giúp anh ta tạo ra một trang web đặc biệt để chia sẻ những bức ảnh của anh ấy, để có thể kết nối với những người thuyền nhân khác như tôi.

Đây sẽ là chương cuối cùng của câu chuyện Cuộc Phiêu Lưu Đi Singapore Của Tôi, 1979. Câu chuyện chắc chắn sẽ đi kèm với ảnh selfies và phim. Tôi hình dung những bức ảnh màu của hai ông già vui vẻ, và có thể sẽ thấy tháp Eiffel đằng sau lưng chúng tôi nữa. Tôi nghĩ rằng cuộc họp mặt với anh Vincent sẽ rất tuyệt vời, với tôi và anh ấy tràn đầy nụ cười trên môi.

Tôi tin tưởng những giấc mơ của mình, và tôi mơ ước sẽ gặp lại anh Vincent ở Paris.

- Nguyễn Bình Nam

Tháng 4, 2016

 

 

 

 

 

ẢNH HỘI NGỘ

(Sắp ra mắt)

 

 

 

 

VIDEO CÂU CHUYỆN

 

 

VIDEO CÂU CHUYỆN

 

 

VIDEO CÂU CHUYỆN

 

 

VIDEO CÂU CHUYỆN

Lại gần bên nhau

HỘI NGỘ Ở PARIS SAU 39 NĂM

Đặc biệt cảm ơn các bạn đã hỗ trợ

DỰ ÁN GẶP LẠI Ở PARIS:

Nếu bạn muốn trở thành nhà tài trợ cho Dự án GẶP LẠI Ở PARIS, xin vui lòng truy cập trang GoFundMe của tôi.

Steffy Sue Gonzales Wenceslao

Sally Leonard Majors

Jacqueline Proctor

Daniel Dien Luong

Dana Arter

Tracy Jenkins

CT Tay

Robert Cope

 

 

Name Lastname

Name Lastname

Name Lastname

Name Lastname

Name Lastname

Name Lastname

Name Lastname

Name Lastname

 

Name Lastname

Name Lastname

Name Lastname

Name Lastname

Name Lastname

Name Lastname

Name Lastname

Name Lastname

 

"Tôi không thể diễn tả được câu chuyện này đã đem cảm súc đến tôi như thế nào. Đây là một câu chuyện có thật về sự sống và sức mạnh cá nhân cũng như việc kể lại một kinh nghiệm lịch sử, về một trải nghiệm tị nạn, đã mở ra cho tôi một cái gì đó phải chịu đựng cho sự tự do. Là một trong những đồng nghiệp của Nam, tôi hoàn toàn không ngờ về câu chuyện đáng kinh ngạc của anh ta. Đó là một kinh nghiệm khiêm tốn và giáo dục, để giúp tôi tìm hiểu thêm về lịch sử của anh ấy."

– Tracy Jenkins, Folsom, California

KẾ TIẾP

Kêu gọi hành động

Nếu bạn thích câu chuyện của tôi và muốn giúp Dự án GẶP LẠI Ở PARIS trở thành hiện thực, hãy truy cập vào trang GoFundMe để biết thêm thông tin cho bạn hoặc công ty của bạn có thể tham gia..

GOFUNDME  |  LIÊN LẠC

Một giấc mơ mới

GẶP LẠI Ở PARIS SAU 39 NĂM

ở Paris

Câu chuyện tuyệt vời | Ảnh | Video | Các cuộc phỏng vấn sắp tới

"Un peu plus près des étoiles (A Little Closer to the Stars)" - Toulouse, 1984

Gặp Lại ở Paris (dự án)

CÙNG CHUNGMỘT  THUYỀN Chuyện và thiết kế trang mạng của Nam Nguyễn © 2016 Hình ảnh củaVincent Leduc © 1979 

 

 

 

 

 

 

 

Những bài hát về thuyền nhân tị nạn Việt Nam

"Sea of Memory

(Biển Nhớ")

- Mỹ Hạnh, 2011

"Sea of Memory

(Biển Nhớ")

- Khánh Ly, 1980s

"Refugee"

- Tom Petty & The Heartbreakers, 1979

"Un peu plus près des étoiles

(A Little Closer to the Stars)"

  - Toulouse, 1984

Hình ảnh: Vincent Leduc ©1979  | chuyện và WEBSITE: Nam Nguyễn ©2016

NGÔN NGữ

Lire en français
Tiếng Việt
Read in English