Cuộc Phiêu Lưu Đi Singapore Của Tôi, 1979CÙNG CHUNG MỘT THUYỀN

Câu chuyện của Nam Nguyễn © 2016  |  Hình ảnh của Vincent Leduc © 1979

Cùng Chung Một Thuyền – 1979

CÙNG CHUNG

MỘT

THUYỀN

Câu chuyện và thiết kế website của Nam Nguyễn ©2016

Hình ảnh của Vincent Leduc ©1979

Tháng 4 năm 1979, khi mới 12 tuổi, tôi đã sống sót qua một cuộc hành trình thật đáng sợ ở Vịnh Thái Lan. Con thuyền nhỏ bé của chúng tôi đã bị hải tặc tấn công nhiều lần và phải chịu đựng một cơn dông bão biển thật dữ dội suốt cả đêm. Vậy tại sao, chỉ mới một tháng sau, tôi đã quyết định đi làm một chuyện người ta coi như "điên rồ", tôi bỏ đi một sự sống tương đối an toàn trong trại tị nạn ở Indonesia, rời xa ba người em họ của tôi, và ra đi một mình trên một con thuyền thứ hai, hướng về Singapore?

 

#

 

Người đàn ông chịu trách nhiệm thuyết phục tôi chạy trốn là một ông "cao bồi Mỹ điên" tên là Gary Ferguson, một cựu chiến binh Việt Nam từ Phoenix, Arizona. Ông Gary đến trại Buton tìm cách giúp đỡ những người tị nạn Việt Nam. Hầu như mọi người ai cũng yêu thích ông Gary, đặc biệt nhất là những đứa bé tuổi như tôi.

Tôi vẫn còn nhớ rõ lần đầu tiên tôi nhìn thấy ông Gary. Ông là người Mỹ đầu tiên tôi nhìn thấy tận mắt. Ông ta ăn mặc như một ông Tây cao bồi, đội một chiếc mũ lớn, chân mang đôi giày da cao cổ. Lớn lên ở Việt Nam, sách vở của trường học thường dạy cho tôi những người lính Mỹ là kẻ thù cũa đất nước và dân tộc. Tranh ảnh và phim hoạt họa thường mô tả người lính Mỹ to khổng lồ, da đầy lông dài như những con quái vật. Tay cầm súng đạn to đáng sợ. Nhiều sách chuyện của thiếu nhi còn nói lính Mỹ ăn cả trẻ em Việt Nam nữa.

Nhưng không ngờ, những gì tôi nhìn thấy về ông Gary rất là khác biệt. Là một người đàn ông tuy to lớn, nhưng cử chỉ và thái độ của ông ta nhẹ nhàng. Tôi rất thích thấy nụ cười tươi của ông khi gặp gỡ những người Việt tị nạn. Ông không lúc nào không bị bao vây bởi những đứa trẻ em và một số người lớn, và ông ta không ngưng vươn tay bắt chào mọi người.

Vào ngày đầu tiên đến thăm trại Buton, ông Gary đã đem máy nghe nhạc và thu âm của mình ra chia sẻ. Đây là một món vật rất quí báu với mọi người tị nạn vì trong trại hầu như không ai có bất kỳ một máy điện tử nào. Ông Gary cho biết máy ghi băng có thể được sử dụng để ghi lại giọng nói, nghe nhạc, và quan trọng hơn, để luyện tập tiếng Anh. Từ khi đến trại Buton, tôi đã nghe nhiều người lớn khuyên bảo mọi người học tiếng Anh mỗi ngày, vì nó sẽ giúp mình chuẩn bị cho một cuộc sống mới sau khi định cư đến một đất nước phương Tây. Tôi chưa bao giờ nghĩ nhiều đến vấn đề này, cho đến khi tôi thấy ông Gary.

 

Sau lần đầu tiên ông Gary đến thăm trại, tôi đã có ý định tiếp cận và nói chuyện với ông ta bằng tiếng Anh một khi ông ấy quay trở lại. Dùng một cuốn từ điển Việt-Anh nhỏ, tôi tự soạn được ba dòng chữ thăm hỏi bằng Anh ngữ. Tôi viết đi viết lại những dòng chữ này nhiều lần trên một cuốn sổ ghi chép để ghi nhớ trong đầu. Đêm đó, tôi cứ lặng lẽ luyện tập từ vựng trong lúc mọi người đã say mê trong giấc ngủ.

Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi rất mệt vì thiếu ngủ. Nhớ đến chuyện gặp ông Gary tôi cảm thấy rất lo lắng. Sương cổ tôi cứng lại và môi cứ tự động rung cầm cập. Tôi không còn nói tiếng Anh được một cách chính xác như ý muốn. Tôi cố gắng đọc nhưng không ra lời. Tôi tự khuyên mình là phải dũng cảm lên, vì biết rằng đây là một cơ hội duy nhất cho tôi gây ấn tượng với ông Gary.

Buổi sáng sớm khi ông Gary sắp đến, không khí của trại trở lên ồn ào và sống động hơn mọi ngày. Tôi nge được tiếng nói tiếng cười của mọi người lớn và trẻ em, trộn chung với những ánh nắng hân hoan và ắp ánh từ mặt nước. Một đám đông dân chúng đã dồn lại và đứng bên dưới cây cầu khỉ, đối diện chòi của tôi bên cạnh cây cầu. Đây cũng là nơi dùng làm bến tàu của trại. Mọi người đều nôn nóng đón chào ông Gary. Đây là lần thứ hai ông ta đến thăm trại Buton.

Đột ngiên, cả một rừng vang lên với tiếng la hét của mọi người một khi ông Gary xuất hiện từ bên kia đầu cầu. Ông ta bước lên cầu khỉ từ một chiếc ca nô nhỏ. Tôi không thể nhịn cười khúc khích khi thấy một ông Tây to lớn, đi chậm chãi, với hai tay rung rẩy, nắm chặt với thanh gỗ ngang hông. Ông ta nhìn cằm cặp xuống mặt nước với một tư thế sợ bị ngã. Mọi người trong đám đông ai cũng la lối và tiếng reo hò càng vang to hơn khi ông Gary xuất hiện gần hơn. Mọi đôi mắt hướng về ông ta, theo dõi chừng chừng mọi động thái của ông ấy.

Trong lúc đi ngang qua phần cầu bên cạnh túp lều của tôi, ông Gary dừng lại và ngước mặt lên nhìn thừa nhận đám đông với một nụ cười to. Mọi người đáp lại ông ta với tiếng reo hò thậm chí còn lớn hơn. Ông liền buông một tay và vẫy lại với đám đông. Trong chấp choáng đôi chân ông ta trượt xuống từ cầu làm cho cả người ông rơi xuống nước thật nhanh. Sự kiện thật bất ngờ tạo ra một âm thanh khủng. Nước bắn thẳng lên trắng xóa, che mất cả một khúc cầu. Tôi không nhìn thấy ông Gary vì ông ta đã bị chìm dưới nước. Ông cố gắng đứng dậy, hai tay đập tiên tục vào mặt nước làm nước bắn lên khắp mọi hướng. Nười ông ta lắc xoay xoắn vòng tròn, và không ngừng la hét.

Tôi nghe một tiếng thốt lớn từ đám đông ngay khi ông Gary đang rơi xuống nước, và rồi mọi người trở nên im lặng trong trạng thái sốc. Tôi không thể tin nổi những gì tôi đang nhìn thấy. Ông Gary không còn giống như một chàng cao bồi oai hùng. Mũ của ông nổi lênh đênh trên mặt nước gần bên. Cát đen bao phủ mái tóc xoăn và khắp mặt mũi ông, trông như một người điên. Ông vùng vẫy đập hai cánh tay xuống nước để giữ lại thăng bẳng, rồi lại vươn hai tay sâu xuống bùn để tìm đôi giày. Rồi sau đó đưa gót giày cao lên khỏi đầu để trúc nước và sỏi bùn ra cho sạch.

Lúc này, một số người đàn ông chạy ra để giúp ông Gary lượm lại mũ cao bồi đang trôi dạt cách ông vài mét. Ông Gary gầm gừ nhìn xuống nước bùn trong lúc bước tới đám đông. Thân thể còn ngâm ướt với cát đen, ông la gào bằng tiếng Anh thật là to về phía người thuyền nhân. Một người đàn ông dịch cho đám đông bằng tiếng Việt: "Ông ấy (Gary) đang gọi chúng ta là 'ngu ngốc vì đã xây dựng lên một chiếc cầu bằng cây nguy hiểm và vô dụng'. Ông ấy nói 'làm thế nào chúng ta có thể đi bộ trên một con cầu khỉ điên rồ như vậy?' "

Tôi nghe tiếng cười ngượng ngàng của mọi người từ từ vang lên. Một số người lớn tuổi còn nói trách móc, gọi ông Gary là "Một người Mỹ ngu ngốc. Một ông cao bồi điên cuồng."

Tôi ước ông Gary biết ổng đang ở trong một trạng thái như thế nào khi đã mất bình tĩnh. Sau khi lau bùn và cát ra khỏi mũ và đôi giày, ông nhìn lên trời, hai cánh tay giơ lên cao, các ngón tay chỉ về hướng hai người đàn ông đang lơ lửng ngồi trên đỉnh hai cây dừa. Dưới gốc cây có khoảng một chục trái dừa tươi nằm rải rác trên mặt đất. Ông Gary bước đến gần một gốc cây và đi vòng quanh nó và nhìn chằm chằm vào những trái dừa tươi. Rồi ông ta ngước mặt lên trời và hét thật lớn tới hai người đàn ông Việt Nam đang ngồi im lặng và đang ôm những cành lá dừa trên cao. Tôi không hiểu những gì ông Gary nói, nhưng thôi nhận thấy cử chỉ mặt của ông ta rất tức giận.

Ông Gary vô tình không biết những sự kiện gì đang sảy ra, vì lý do hai người đàn ông trên cây dừa cắt dừa tươi là để phục vụ cho ông, vì ông ta là khách quý đặc biệt của người Việt tị nạn trong trại. Tôi nghe một người Việt giải thích những gì ông Gary đang nói cho mọi người hiểu:

"Tôi vô cùng thất vọng khi chứng kiến những gì đã xảy ra hôm nay. Tôi đã cố gắng hết mình để tạo thiện chí với chủ đất của hòn đảo. Các ngươi đã đến đây tuy không do được mời. Đã ở hòn đảo của họ. Các ngươi đã chặt tất cả các cây cao su làm nhà chòi. Vậy mà bây giờ các ngươi còn làm thêm chuyện này nữa? Cắt những trái dừa, không một, hai hoặc ba quả dừa .... mà không hề xin phép người chủ của đảo. Làm chuyện đày trời như thế làm sao để mong họ tử tế với các ngươi? Làm sao để họ tiếp tục giúp đỡ?"

Đám đông đều im lặng. Mọi người đều tránh nhìn mắt ông Gary trong lúc ông ta tiếp tục mắng mẻ và chỉ ngón tay về phía người thuyền nhân. Một số người lớn tuổi bước đi và vài người lắc đầu trong trạng thái thất vọng. Tôi cảm thấy rất tội cho ông Gary. Ông ta đang đứng lẻ loi một mình, trong tư thế ngược hẳn với một ông Tây vui vẻ và tự hào tôi thấy hôm qua. Tôi ước gì mình có thể an ủi ông và đồng thời thể hiện vài câu tiếng Anh tôi đã tập luyện, nhưng tâm trạng của tôi do dự và không còn hứng thú nữa.

Vài ngày trước khi ông Gary đến thăm trại Buton, nhiều người đã bàn tán sôi động về một chiếc thuyền đánh cá đang đậu neo vài trăm mét ngoài nước từ bờ cát. Chiếc thuyền gỗ nhỏ này đến từ Việt Nam với nhiều phụ nữ và trẻ em. Họ không được phép lên bờ và vào trại Buton vì trong thời kỳ này các nhà chức trách Indonesia đã ngăn chặn không cho thêm người thuyền nhân vào trại, lý do là vì dân số người tị nạn đã quá đông đúc.

Nhiều người trong trại thay phiên nhau giúp tặng thức ăn, đồ hộp, gạo, cá và nước uống cho những người trên chiếc thuyền này. Tôi rất vui khi biết ông Gary cũng tham gia giúp đỡ. Mặc dù có nhiều cuộc họp với các quan chức chính phủ Indonesia, nhưng ông Gary vẫn không thể thay đổi chính sách của họ. Không những vậy, chính quyền Indonesia còn ra lệnh là những người tị nạn mới trên chiếc thuyền này phải rời khỏi ra biển trong vòng hai ngày. Trong tuyệt vọng, ông Gary đem ra một kế hoạch để đưa những người trong chiếc thuyền này đi đến Singapore, nơi có Văn phòng Đại sứ quán Hoa Kỳ gần nhất.

Chiều hôm đó, ông Gary mời đồng bào tị nạn của hòn đảo đi theo chuyến hành trình của ông tới Singapore. Ông thậm chí còn hứa là sẽ giúp những người đi theo với ông được quyền đi đến Hoa Kỳ. Ông yêu cầu họ gặp mặt ngoài thuyền trước nửa đêm. Sự kiện sảy ra thật nhanh chóng khiến mọi người chỉ có vài giờ quyết định.

Mặc dù ông Gary đã cố gắng hết sức giải thích cho những người tị nạn về kế hoạch đi biển của ông, và làm thế nào thuyết phục chính quyền Singapore chấp nhận những thuyền nhân mới, phần lớn các bậc trưởng lão trong trại vẫn xem ông Gary như một trò đùa. Tôi tự hỏi không biết những vụ phẫn nộ gần đây của ông Gary đã làm phiền và mất lòng tin từ những người tị nạn. Một số người còn nói ông ta là điên. Nhưng tôi không thấy ông Gary như vậy. Mà thực tế, những gì tôi nhận thấy ở ông ta là một người đem hết lòng giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, và tôi tin tưởng ông ấy có khả năng hoàn thành bất cứ điều gì.

Thật không ngờ, không ai trong gia đình trong túp lều của tôi ở tin tưởng vào kế hoạch của ông Gary. Họ không sẵn lòng đi lên một con thuyền không bảo đảm được mục đích và an toàn. Bà chủ nhà còn đe dọa tôi: "Đừng ngu ngốc mà đi với ông cao bồi Mỹ điên!" Những cảnh báo của họ không có nhằm gì, vì tôi đã quyết tâm trong bụng và đi ngủ sớm.

Vừa sau nửa đêm, tôi lén bò ra khỏi túp lều trong khi mọi người đang ngủ say. Dưới màn đêm đen tối, tôi lặng lẽ bước trong nước biển lạnh và bùn lầy hướng về con thuyền ấy, và bắt đầu một cuộc hành trình mới với ông Gary, một người anh hùng mà tôi mới tìm thấy.

#

Sau khi leo lên thuyền, tôi rất buồn và thất vọng, khi không thấy một đứa trẻ nào mà tôi quen trong trại. Ngoài ông Gary ra, tôi không quen biết ai khác. Đột nhiên tôi cảm thấy rất cô đơn và bất an. Cả đêm tôi không thể ngủ được.

Thân thể tôi không bao lâu trở lên run cầm cập, gió với những giọt nước mặn đập vào mặt, cánh tay và chân tôi. Tôi vẫn nhìn được bóng đen của ông Gary qua ánh sáng của mặt trăng và phản chiếu của nước ngoài chân trời đen tối sau lưng ông. Suốt đêm tôi quan sát ông ấy nói chuyện với những người đàn ông trên thuyền, điều đó giúp tâm trí của tôi bớt đi một phần lo lắng.

#Gary

Sáng hôm sau, tôi rất vui khi thấy đường chân trời của hải cảng Singapore xuất hiện từ xa. Đột nhiên, một chiếc máy bay nhỏ bay xuống từ trên mây và bay vòng quanh con thuyền của chúng tôi vài vòng, rồi sau đó biến mất thật nhanh. Vài phút sau, một con tàu sắt xuất hiện từ chân trời càng ngày càng to dần với nước phun ra hai bên thật cao. Một con tàu quân sự thật là hùng vĩ! Tôi không ngăn được bân khuân, lo lắng và đồng thời hi vọng rằng tất cả mọi người trên thuyền sẽ được cứu thoát an toàn. Rất nhiều người trên thuyền vẫy tay về phía chiếc tàu đang tới.

Nhưng tâm trạng tôi thay đổi bột ngột sau khi con tàu thép đến gần. Những người lính trên boong chĩa mũi súng máy và súng trường của họ thẳng vào những người thuyền nhân chúng tôi trong lúc con tàu tiếp tục đi chậm và bao vây quanh thuyền của chúng tôi. Mọi người hoảng sợ vì tưởng như đang sắp bị bắn đạn.

Những người lính đột nhiên hạ súng xuống. Tôi nghĩ có thể vì họ nhìn thấy ông Gary, một người Tây da trắng trên thuyền, đang hét to tiếng Anh, một ngôn ngữ mà tôi chưa hiểu.

Sau khoảng mười lăm phút trao đổi thông tin, vài người lính Singapore giúp kéo tay ông Gary leo lên chiếc tàu sắt của họ. Thật là nhẹ nhõm trong lòng. Mọi người trên thuyền của tôi đều im lặng. Tôi hi vọng trông đợi và cầu mong một phép lạ. Một lần nữa tôi cảm thấy hài lòng vì ông Gary đã có mặt để giúp chúng tôi.

Sự chờ đợi thật là khó khăn. Mấy tiếng đồng hồ trôi qua trước khi tôi thấy ông Gary xuất hiện từ trong ca bin của tàu đi ra. Ông bình tĩnh bước đi với những người lính đi sát đằng sau giúp ông ta trở lại thuyền của chúng tôi.

Ông Gary báo rằng chúng tôi không được đi vào Singapore. Một tin đã gây sốc cho tất cả mọi người trên thuyền đang trông đợi. Ông giải thích là ông đã cố gắng hết mình đàm phán với chính phủ Singapore và các quan chức Đại sứ quán Hoa Kỳ, nhưng vẫn không có kết quả. Không những thuyền của chúng tôi không được phép vào Singapore, mà phải quay đi rời khỏi biển của họ ngay lập tức.

Những người lính Singapore không đợi một chút thời gian, sau khi nghe lệnh, một sợi dây khổng lồ xuất hiện từ tàu của họ bay vào thuyền của chúng tôi. Một giọng nói từ một loa to ra lệnh cột cái dây đó thật chặt vào cột thuyền của chúng tôi. Rồi nước biền phun tràn ra từ phía sau của con tàu sắt và bay cao lên trời và tạt về hướng con thuyền gỗ nhỏ trong lúc bị họ kéo ra khơi. Thật là đáng sợ. Những con sóng phía sau tàu sắt rất lớn mạnh làm thuyền của chúng tôi giật và lắc liên tục. Tôi cảm thấy thuyền của chúng tôi với đầy người thuyền nhân sẽ bị lật và vỡ ra từng miếng bất cứ giây phút nào trong lúc đó. Sau khi kéo thuyền khoảng một giờ về phía đại dương, tàu quân sự dừng lại, họ ra lệnh cho chúng tôi cắt dây, trước khi con tàu sắt quay hướng và biến đi.

Đây là lần thứ hai trong đời tôi cảm thấy mình bị kẹt trên một chiếc thuyền với những người lạ mặt. Tất cả những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều im lặng. Không ai nói một lời. Chúng tôi không biết phải làm gì và đi đâu. Nước mắt rơi thấm ướt trên má và môi. Tâm trạng tôi tan rã. Tôi không thể tin ông Gary đã thất bại. Tôi muốn có một sự kiện khác - bất kỳ một lựa chọn nào ngoài việc quay về trại Buton.

Chuyến đi trở lại trại Buton thật là gian khó. Trong bóng tối và lạnh lẽo, tôi chưa bao giờ có một cảm giác cô đơn và vô hình hơn. Tôi cảm thấy thất lạc và vô cùng đau đớn trong lòng. Không một ai để chia sẻ, và tôi không còn tin tưởng được ai nữa.

Nhìn chằm vào dòng nước đen bóng loáng và ấp ánh dọc theo chiếc thuyền, tôi nghĩ đến dự tính nhảy xuống biển. Hình dung cảm giác sẽ như thế nào khi mặt, bàn tay, và cả cơ thể chìm xuống nước, tôi tự hỏi mình có cảm thấy lạnh lắm không, rồi tiếp tục hình dung mình lặn xuống sâu vào đại dương đen. Tôi lo dự về khả năng tôi, nếu như tôi lỡ thay đổi ý định của mình, và quyết định bơi trở lại thuyền một khi đã nhảy xuống nước. Dự định bao lâu tôi có thể bơi theo được sau con thuyền? Tôi cố gắng không nghĩ đến những con cá to lớn mà tôi có thể thấy dưới biển. Tôi bím chặt môi và giữ hơi thở thật lâu, sau đó mở miệng hình dung nếm nước biển mặn. Rồi tự hỏi mình, nếu tôi hối hận sau khi nhảy thì sao?

Đột nhiên, cả thân người tôi run rẩy lên cầm cập không kềm chế được. Tôi cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi, và ý tưởng của tôi tan đi dần dần. Tôi cố gắng không suy nghĩ thêm nữa. Mà cứ tiếp tục nhìn chằm chằm vào dòng nước đang chuyển dọc theo con thuyền, trong màn đêm cho đến khi tôi ngủ thiếp đi.

. . . .

Trong suốt 37 năm qua, tôi luôn bận rộn với cuộc sống mới ở Hoa Kỳ, quê hương thứ hai của tôi. Đôi lúc tôi nhớ về chiếc thuyền và cuộc hành trình khó quên này, và tôi tự hỏi mình, vì sao, những sự kiện gì diễn ra đã dẫn tôi đến nỗi khốn khổ đó. Dù sao đi nữa, tôi ra đi theo chiếc thuyền này, tôi đã bỏ mấy người em họ ở lại trong trại Buton mà không do dự. Khi ra đi tìm tự do riêng cho tôi, tôi trốn khỏi những người đóng vai trò có trách nhiệm bảo vệ và chăm lo cho tôi trong lúc vắng mặt cha mẹ tôi.

Tôi đã tự hỏi mình nhiều lần, tại sao mình chạy theo con thuyền này?

Chuyện của tôi dài và phức tạp, nhưng câu trả lời duy nhất tôi tìm thấy thì đơn giản: Tôi là một đứa trẻ lạc lõng. Tôi cảm thấy mình khác biệt so với những người khác, trong lòng luôn có cảm giác bất an, không được tự nhiên với môi trường chung quanh. Tôi là một đứa trẻ người miền Bắc duy nhất, luôn cố gắng che giấu bản sắc thật của mình giữa những thuyền nhân tị nạn người miền Nam. Tôi luôn cảm thấy lúng túng và lo lắng trong tâm, và tôi muốn tìm một giải thoát.

…..

Vào đầu những năm của thập niên 1950, cha tôi rời xa quê hương miền Nam, bỏ lại sau lưng người vợ và con trai đầu lòng, ra đi tập kết ở miền Bắc. Ba tôi đi theo tiếng gọi của Việt Minh, giúp đất nước chiến đấu chống lại Pháp thuộc, để giành độc lập cho Việt Nam. Sau khi người Pháp bị đánh bại tại trận Điện Biên Phủ năm 1954, nước Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam (Cộng Sản) ở miền Bắc, và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân ở miền Nam. Đây là sự khởi đầu của cuộc chiến tranh lâu dài giữa hai miền. Vì bị mắc kẹt ở miền Bắc, cha tôi không thể trở về gia đình và quê hương ở miền Nam nữa. Sau 10 năm bị tách khỏi vợ và con trai đầu lòng, ba tôi gặp một người phụ nữ ở Hà Nội (mẹ tôi). Hai người yêu nhau và thành lập gia đình, gồm ba anh em trai, một em gái, và tôi.

Một sản phẩm của tình yêu, chiến tranh, tư tưởng, và địa lý, tôi được sinh ra và lớn lên ở một thị xã nhỏ tên là Phúc Yên, khoảng 30 cây số phía bắc từ Hà Nội, thủ đô của miền Bắc Việt Nam, lúc thời chiến tranh ác liệt với người Mỹ. Mãi đến cuối tháng 4 năm 1975, sau khi Sài Gòn sụp đổ và kết thúc chiến tranh, cha tôi mới có cơ hội trở lại miền Nam Việt Nam để đi tìm gia đình bị mất tích lâu năm của mình, sau hơn một phần tư thế kỷ bị mắc kẹt ở miền Bắc. Ba tôi đã dẫn tôi theo trong chuyến hành trình đáng nhớ này suốt từ trên Hà Nội đến Sài Gòn. Khoảng một năm sau, ba tôi dẫn mẹ tôi cùng anh em tôi từ ngoài bắc vào Sài Gòn để lập lại cuộc sống mới.

. . . .

Sau khi chế độ Cộng Hoà Nam Việt Nam sụp đổ ngày 30 tháng Tư năm 1975, nhiều người miền Nam mang theo lòng hận thù sâu sắc đối với người miền Bắc, vì họ bị chính quyền mới đàn áp về chính trị và kinh tế. Nhiều gia đình giàu có ở miền Nam bị chính quyền Cộng Sản chiếm nhà, cơ sở làm ăn, và bị bắt đi định cư vùng kinh tế mới trong những khu rừng xa xôi hẻo lánh. Họ mất đi tất cả tài sản cá nhân, và buộc phải làm người lao động xây dựng lại cuộc sống từ đầu. Nhiều người đã chống đối bằng cách tự sát. Cựu quân nhân miền Nam Việt Nam và các sĩ quan đã bị bắt giam hoặc đi học tập trong trại cải tạo, nơi nhiều người bị tra tấn hoặc làm lụng nặng nề hằng ngày. Rất nhiều gia đình và thân nhân của viên chức hoặc sĩ quan quân đội Cộng Hòa đã bị đưa vào sổ đen của chính quyền Cộng Sản, kể cả vợ đầu của cha tôi và con trai duy nhất của họ, người anh cùng cha khác mẹ của tôi. Nhiều người vì lo sợ nên rời bỏ gia đình, quê hương Việt Nam, trốn đi ra biển bằng những con thuyền nhỏ, bất chấp mạng sống của họ với bão tố và các cuộc tấn công nguy hiểm của hải tặc. Những người thuyền nhân may mắn được nhận vào các trại tị nạn ở các nước láng giềng như Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia.

Các em họ của tôi được sinh ra và lớn lên trong miền Nam trong một gia đình giàu có. Cha của họ, em út của cha tôi, là một bác sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn, rất được kính nể vì chú rất có lòng nhân đạo. Chú đã giúp chữa bệnh và cứu giúp rất nhiều người trong lúc khó khăn, kể cả gia đình tôi. Vì lo lắng về những điều không tốt có thể xảy ra với gia đình mình, chú đã quyết định cho con mình đi lên thuyền để thoát khỏi cảnh hỗn loạn của đất nước với hy vọng những đứa con sẽ có cuộc sống tốt hơn và an toàn hơn. Chú tôi cũng đã làm ơn cho anh trai mình, cha tôi, là giúp cho tôi đi theo chuyến vượt biên này, bằng cách trả chủ tàu khoảng 3 tới 5 thanh vàng, cho tôi đi theo ba đứa con của chú.

Sau khi rời xa gia đình và Việt Nam, tôi phải niêm chỉnh và tự kiểm soát cử chỉ của mình để hòa hợp với các em họ và những người thuyền nhân miền Nam khác. Vì tôi là một người miền Bắc. Để bảo toàn thân phận mình và tránh bị thù địch, tôi cố gắng không nói chuyện tự do với mọi người vì tôi không muốn sự chú ý của họ đến giọng Bắc của tôi. Tôi không muốn bị họ đối xử với tôi như người ngoài, hay có thể là kẻ thù. Một người em họ, anh ấy nhiều tuổi và mạnh mẽ hơn tôi, hay nhìn tôi với một ánh mắt lạnh lùng, và có khi còn gọi tôi là "Việt Cộng". Ngoài ra, tôi cảm thấy tương đối an toàn trong số những người tị nạn và gia đình mà tôi tạm trú trong cùng túp lều ở trại Buton.

. . . .

#

Đây là một tập chuyện cá nhân của một trong những tập chuyện của đời mà tôi gọi là "Chuyến đi thuyền từ Việt Nam của tôi năm 1979". Một tập chuyện nói về một sự cố đáng tiếc mà tôi bắt tay vào khi còn nhỏ. Đó là một kỷ niệm riêng tư mà tôi đã ghi chép trong bài văn học của trường phổ thông, hoặc đôi khi chia xẻ với những người thân yêu. Câu chuyện đã sống trong trái tim tôi hơn ba thập kỷ. Cho đến ngày nay, những hình ảnh duy nhất tồn tại là những bức tranh ảnh mà tôi đã tự sơn vẽ, tất cả dựa vào trí nhớ về những sự kiện đổi thay của cuộc sống này.

Vào ngày 23 tháng 9 năm 2013, tôi được kết nối trên Facebook với Vincent Leduc, một nhiếp ảnh gia người Pháp. Anh ta cho tôi biết trong lúc tôi ở trại tị nạn Buton, anh cũng ở đó với tư cách là một phóng viên phim ảnh, làm việc cho hội Food for the Hungry, một hội từ thiện quốc tế nhằm giúp đỡ người tị nạn. Từ kết nối trên trang mạng Facebook, Vincent cho tôi biết nhiều chi tiết về công việc của anh ấy trong thời điểm đó. Anh cũng chia sẻ với tôi một số hình ảnh anh đã ghi chép về những cuộc hành trình của người tị nạn Việt Nam. Trong lúc xem duyệt những bức ảnh về nhiều người thuyền nhân trên một chiếc thuyền gỗ nhỏ, tôi đột nhiên chú ý đến bóng một bé trai với một khuôn mặt lo âu và phiền muộn từ từ xuất hiện. Thật không thể ngờ được, tôi nhận ra ngay cậu bé này chính là tôi. . .

Đây là những hình ảnh của anh Vincent Leduc chụp về những người tị nạn trong chiếc thuyền đi Singapore, và tôi, một cậu bé trong chuyến hành trình khó quên này cách đây hơn 38 năm. Tôi là cậu bé mặc áo thun sọc ngang màu nâu sẫm (được đánh dấu '#').

Khám phá ra những bức ảnh đặc biệt này của anh Vincent, một người đàn ông Tây mà tôi không hề nhìn thấy hoặc biết trong cùng một chiếc thuyền với tôi, là một trải nghiệm giống như mơ.

Thật là một sự bất ngờ tốt lành và một giấc mơ đẹp!

     - Nguyễn Bình Nam, tháng 2 năm 2016

 

#

Cậu bé chạy chốn: Sau một thời gian khó khăn đối mặt với thực tế của chuyến phiêu lưu, cuộc hành trình trở lại trại tị nạn là một quãng đường không đơn giản.

 

Nhiếp ảnh gia: Vincent Leduc trên tàu Akuna tháng 6 năm 1979, trong một chiến dịch giải cứu thuyền nhân Việt Nam ở Biển Đông, được tài trợ bởi hội Food for the Hungry International.

 

 

#

Đường dẫn chúng ta đi

Bản đồ cho thấy con đường từ trại tị nạn Buton ở Indonesia đến Singapore. Chúng tôi không ngờ, chiếc thuyền này là nơi Vincent và tôi cùng đi chung một hành trình vào tháng 5 năm 1979.

 

"Chúng tôi đã đi thuyền đó gần như đêm hôm đó và ngày hôm sau chúng tôi đã rất gần với bến cảng Singapore. Nhiều con rất lớn đang chạy xung quanh chúng tôi, một số nhân viên của tàu xuất hiện và vẫy tay chào, một số chỉ nhìn chằm chằm về hướng chúng tôi, và một số tàu thậm chí không cho chúng tôi biết họ có người trên tàu của họ, có lẽ họ sợ thuyền của chúng tôi, một chiếc thuyền lạ."

"Chúng tôi đã quyết định đi thuyền buồm phía Bắc để thoát khỏi nguy cơ bị phát hiện và bắt giữ bởi các nhà chức trách Indonesia, chúng tôi đi về phía bắc, sau đó về hướng tây sang biển Singapore. Hải quân Singapore kéo thuyền ra biển khơi mênh mông chứ không phải là đảo Riau của Indonesia. Chúng ta quay trở lại trên cùng một con đường, cũng như cách chúng ta đến từ đâu, mở ra biển, sau đó là đường cao tốc tàu: tàu chở hàng, tàu dầu, tàu chở hàng ... ... đi song song một dòng, sau nhau với một khoảng cách 3 hoặc 4 dặm, trên cách tiếp cận của họ đến Singapore (đây là thương cảng lớn thứ tư trên thế giới tại thời điểm đó). Chúng tôi quyết định vẽ một bảng gỗ, khoảng 1 mét vuông với những dòng chữ này: SOS, tịn nạn Việt Nam (hoặc thuyền nhân), không có tàu nào dừng lại, không có tàu nào cứu hộ (xác nhận tất cả thuyền nhân về vấn đề này) và chúng tôi trở lại Pulau Buton từ hướng bắc."

 

  • Đọc Thêm về Nam và Vincent

    Về Tác Giả

    Tên tôi là Nguyễn Bình Nam. Vào tháng 5 năm 1979, Vincent Leduc, một nhiếp ảnh gia trẻ người Pháp, và tôi, một thiếu niên Việt Nam đi chạy trốn từ trại tị nạn ở Indonesia, cùng trên một chiếc thuyền về hướng Singapore. Chúng tôi không hề hay biết sự hiện diện của nhau trên chiếc thuyền gỗ nhỏ này, cho đến 34 năm dài, khi chúng tôi tình cờ chia sẻ chuyện cũ trên trang Facebook của tôi, vào tháng 9, 2013. Sau khi xem những bức ảnh của Leduc, và nhận ra khuôn mặt của tôi trong những tấm ảnh, hai chúng tôi đã kết bạn và chia sẻ với nhau nhiều chi tiết về cuộc hành trình của chuyến tàu khó quên thời xa xưa đó. Anh Leduc hiện đang ở Pháp gần thủ đô Paris, còn tôi thì định cư ở Sacramento, thủ đô của bang California, Hoa Kỳ.

     

    "... Tôi cảm thấy rất may mắn khi nhìn thấy những hình ảnh này sau nhiều năm. Tôi không bao giờ quên câu chuyện này. Tôi cảm ơn anh vì đã chịu khó dành thời gian soạn lại những tấm ảnh này để chia sẻ với tôi và những người khác."

    - Nam Nguyễn, Facebook, tháng 9 năm 2013

     

    "... Đây là bằng chứng cho thấy chúng ta không bao giờ biết tất cả mọi thứ, đó là một bài học tốt cho một nhà báo cũng như cho bất kỳ ai tin rằng người ấy biết chắc chắn một điều gì đó, rằng người ấy biết sự thật Không có chân lý, chỉ có sự thật ."

     - Vincent Leduc, Facebook, tháng 9 năm 2013

     

     

    Về Nguyễn Bình Nam

    Tôi là một người thuyền nhân từ Việt Nam. Sau sáu tháng rưỡi tạm trú trong một trại tị nạn ở nước Indonesia, tôi được nhập cư đến nước Mỹ vào cuối tháng 11 năm 1979. Tám năm sau đó, tôi được nhận vào quốc tịch người Mỹ. Tôi đã học trung học và được tốt nghiệp đại học ở bang Nebraska. Sau đó tôi làm việc cho ba nhà báo lớn của nước Mỹ trong một thời gian dài hơn 21 năm, với vai trò nghệ sĩ hoặc giám đốc trình bày về tin tức và đồ họa. Tôi hiện giờ đang làm thiết kế mạng và chuyên gia trình bày cho một công ty tư vấn và kỹ thuật năng lượng tại thủ đô Sacramento, bang California.

     

    Năm 1975

    Cho đến khi Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ba tôi đã bị mắc kẹt ở miền Bắc Việt Nam, và ngăn cách với người vợ đầu tiên và con trai duy nhất của họ hơn 25 năm. Trong thời gian đó, ba tôi gặp mẹ tôi và hai người lập một gia đình. Sau khi Sài Gòn được giải phóng, ba tôi mới có cơ hội về miền Nam tìm lại gia đình và những người thân yêu. Trong lúc mẹ và ba anh em của tôi còn ở lại miền Bắc, ba tôi dẫn tôi đi về hướng miền Nam, từ Hà Nội đến Sàigòn, một chuyến đi dài khoảng 1700 km mà tôi không thể quyên được. Qua nhiều ngày đêm, ba và tôi đi qua nhiều cây cầu gãy nát, nhiều con đường và thành phố bị bom tàn phá. Khi đi qua các vùng thôn quê ở miền Trung, tôi thấy rất nhiều vỏ đạn to lớn, xe tải và xe tăng nằm nghả nghiêng trong ruộng đất, và rất nhiều thiết bị quân sự, pháo súng, và quần áo lẫn giày cao cổ của lính nằm ngổn ngang dọc theo hai bên đường. Ba và tôi phần nhiều đi bộ chung nhóm với nhiều người dân di tản trên đường, nhưng có khi ba và tôi được đi cùng với những người bộ đội và ngồi đằng sau xe vận tải, và thường phải băng qua sông bằng phà. Hai cha con cũng vài lần được ngồi trên xe bò, và sau này được đi trong nhiều chiếc xe buýt qua nhiều thành phố của miền Nam cho đến khi tới Sài Gòn.

    Khi ba tôi tìm được lại gia đình cũ ở miền Nam, ông ta biết được người vợ đầu đã trở thành một người hướng theo chủ nghĩa Cộng Hòa, và con trai của họ, người ở tuổi 20, đã từng là một cảnh sát viên của chế độ cũ. Cả hai mẹ con đã từng làm việc cho chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa. Người vợ đầu tiên của ông, người mà ông đã bỏ ra đi biền biệt hơn 25 năm, không còn nhìn nhận ông, và cũng không muốn dính lứu gì với ông nữa. Vì vậy, ông rất đau khổ. Tôi còn nhớ ba tôi uống rượu thật say và khóc lóc than thở trong một buổi tiệc trước khi ông quay về miền Bắc. Ba để tôi ở lại Sài Gòn sống với gia đình chú tôi, người em trai út của ông, một người bác sĩ giàu có và nổi tiếng. Một năm sau, ba tôi dẫn mẹ và anh em tôi từ Bắc vào đoàn tụ gia đình ở Sài Gòn.

     

    1979

    Bốn năm sau khi những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Sài Gòn (Thành Phố Hồ Chí Minh), cuộc sống của người dân thành phố bị rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế thậm trọng. Sự kiện cấm vận kinh tế bởi chính phủ Hoa Kỳ và những nước đồng minh đối với Việt Nam đã gây khó khăn và thiệt hại nặng nề cho cuộc sống của người dân. Kèm vào đó, chính quyền cộng sản Việt Nam đồng thời đi truy lùng những người chủ tư nhân và doanh nghiệp giàu có, đề tịch thu nhà và các cơ sở kinh doanh của họ. Đây là một chính sách mới, nhằm thay đổi kinh tế nước về hướng chủ nghĩa Mác - Lênin, một xã hội nơi mọi người đều bình đẳng về tài sản cá nhân. Nhiều người chủ gia giàu có bị biến mất mà không ai hay biết. Bình thường là công an đến nhà họ giữa đêm và bắt ép gia đình họ đi đột ngột. Nhà và tài sản của họ bị chính phủ thu hồi và cung cấp cho nhân viên nhà nước, thường là giao lại cho những quan chức người miền Bắc. Không ít một số chủ nhân đã tự tử để phản đối bằng cách đốt nhà, tự thiêu, hoặc tự tử bằng cách lái xe ô tô đâm xuống sông.

    Cũng trong thời gian này, các cuộc đụng độ của biên giới với Trung Quốc ở miền Bắc và với Campuchia ở phía Tây Nam đã tạo ra sự lo sợ cho nhiều người dân, bởi một cuộc chiến tranh mới sẽ có thể bùng nổ. Những người cha mẹ có con trai rất lo vì họ sợ con họ bị bắt đi bộ đội. Hàng ngày, hàng nghìn người dân bỏ trốn quê hương và đất nước ra đi trên biển bằng thuyền. Một số người hàng xóm cùng bạn học trong lớp của tôi ở Sài Gòn từ từ biến đi lặng lẽ. Tuy vậy, thầy cô, cũng như các học sinh còn lại, không ai thắc mắc hay hỏi han gì về chuyện gì đang xảy ra. Tôi cảm thấy buồn và lo, vì tôi đã từng nghe đến nhiều câu chuyện khủng khiếp về những người đã bị công an bắn chết trong lúc chạy trốn bằng thuyền trên biển. Và nhiều chiếc thuyền phải đối mặt với bão tố và các cuộc tấn công vô cùng nguy hiểm từ bọn hải tặc, hay bị thất lạc trong đại dương mênh mông, và thậm chí bị chết từ đói khát hoặc lật tàu, v.v. Tuy vậy, rất nhiều người dân vẫn rời bỏ nhà ra đi hàng ngày.

    Tôi không hề nghĩ đến chuyện vượt biên, bởi vì nó rất tốn kém, mỗi người phải mất đi từ 5 đến 12 cây vàng để có thể trốn thoát Việt Nam, và gia đình tôi thì nghèo. Rồi một buổi chiều vào đầu tháng Tư, trong lúc tôi đang chơi bắn bi cạnh bên đường rày xe lửa trước nhà chú tôi ở Quận 5, Sài Gòn, ba tôi đột nhiên báo cho tôi biết một tin quan trọng: ba nói nhỏ vào tai tôi, “Chú đang dự định cho mấy đứa con lớn của chú đi vượt biên. Chú cho ba biết là chú sẽ giúp cho con đi cùng các con của chú.”

    Đi theo gần một triệu người Việt Nam khác chạy trốn chính quyền cộng sản trong thập kỷ từ sau khi chiến tranh kết thúc, tôi là một trong số 68 người ngồi im chặt với đen tối, trong ngăn dưới cùng của một chiếc thuyền gỗ nhỏ, lênh đênh đi về hướng Vịnh Thái Lan vào giữa tháng Tư. Không may, ngày thứ hai của cuộc hành trình chúng tôi đã bị bọn hải tặc tấn công nhiều lần suốt cả buổi chiều. Rồi một cơn bão dữ dội chen đến khi mặt trời lặn, vừa đúng lúc tạo ra một cơ hội để giúp những người thuyền nhân có can đảm chống đối bằng cách liều cắt dây để chạy thoát. Trận bão biển thật hãi hùng đó không ngừng đe dọa tính mạng của chúng tôi suốt cả đêm, nhưng chúng tôi một lần nữa rất là may mắn vì đã thoát qua.

    Sáng hôm sau, bọn hải tặc tiếp tục chạy đuổi theo thuyền của chúng tôi. Sau vài tiếng đồng hồ chống cự không cho những tên cướp nhảy qua thuyền, đột nhiên, một con tàu thủy xuất hiện từ chân trời xa. Khoảng một giờ sau, tất cả mọi người trong thuyền được chiếc tàu "Akuna" cứu vớt. Chúng tôi ở trên tàu này khoảng một tuần trước khi thuyền trưởng và phi hành đoàn của họ giúp chúng tôi đi đến tạm trú ở một hòn đảo hoang ở Indonesia được gọi là Buton.

     

    HIỆN TẠI

    Đã sống ở Hoa Kỳ phần lớn của cuộc đời mình, tôi yêu đất nước mới này vì quyền tự do và tất cả những cơ hội tốt đẹp cho cuộc sống. Tôi cũng cảm thấy may mắn là có một gia đình yêu thương của riêng mình - vợ tôi với bốn đứa con trai.

    Là một người họa sĩ trong trái tim, tôi thích công nghệ và đổi mới. Tôi thích làm việc về các thiết kế trang mạng mới nhất và phần mềm 3D trong công việc hiện tại của tôi. Tuy vậy, tôi vẫn hy vọng một ngày nào đó có thời gian trở lại niềm đam mê nghệ thuật truyền thống của tôi từ lúc còn trẻ tuổi: vẽ tranh và sơn nước.

     

    NHÌN LẠI

    Bắt đầu lại một cuộc sống mới ở một đất nước mới với ngôn ngữ và văn hoá khác nhau thì không dễ dàng. Tôi gặp nhiều khó khăn về mặt tinh thần trong giai đoạn thành niên vì không có tình yêu và sự ủng hộ vô điều kiện của ba mẹ tôi. Sống ở vùng Trung Tây vào đầu những năm thập niên 1980, cô lập với văn hóa Việt Nam, xa cộng đồng Việt Kiều, khiến tôi cảm thấy rất cô đơn vì nhớ gia đình, đặc biệt là các anh em của tôi. Thời đó tôi vẽ rất nhiều tranh ảnh, và cũng vì vậy, điều đó đã giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên trong thực tế, sự vắng mặt và sống vô tình cảm gia đình, xa quê hương, khiến tôi không bao giờ thoát được cảm giác cô đơn lạc loài của một người xa sứ. Trong những năm đầu sống trên nước Mỹ, khi còn học trung học, tôi đã ở tạm trú trong nhiều gia đình nuôi và có vài lần phải ở trong những nơi dành cho những đứa trẻ xấu số, vì bị gia đình hành hạ, hoặc những thiếu niên hư hỏng bỏ nhà đi hoang. Những nơi trú ẩn này họ đối sử rất tồi tệ, giống như một nhà tù. Tôi bị nhốt trong phòng, không được tiếp xúc với bên ngoài. Mỗi tuần duy nhất chỉ có vài tiếng đồng hồ, chủ nhà bắt tôi và mấy đứa trẻ cùng tuổi ra nhổ cỏ dại bằng tay dưới ánh nắng mặt trời nóng bỏng của cuổi trưa. Trong giai đoạn này, tôi tìm thấy sự an ủi bằng cách sáng tác ra một số tranh ảnh vẽ bằng sơn nước, vì khi vẽ tôi thấy thời gian đi nhanh hơn. Lúc đó sự hiểu biết tiếng Anh của tôi vẫn còn giới hạn, nên tôi không dễ dàng chia sẻ cảnh ngộ của mình với người quen. Cho nên những tấm ảnh tôi vẽ tuy dản dị, nhưng nó vẫn có thể giúp tôi giải tỏa cảm xúc, và đem lại cho tôi một niềm vui và cảm giác ấm cúng trong lòng. Những tấm tranh này đã giúp tôi tạo ra "nhịp cầu" để làm quen nhiều người bạn Mỹ tốt, cũng như được sự chú ý và quý mến của thầy cô, và thường là chủ đề khi tôi tiếp xúc với bạn học, chứ ngoài ra, họ không biết gì thêm về cậu bé Việt Nam lạc lõng này.

    Về mặt tinh thần, tôi vẫn còn là thằng bé Việt Nam rời xa gia đình và quê hương hơn 38 năm về trước. Trái tim tôi vẫn giữ tâm hồn của một cậu bé vô tội, đã bị cướp đi thời ấu thơ. Tôi mang trong lòng một mảnh vỡ, một sự mất mát mãi mãi, có lẽ sẽ không bao giờ phục hồi được. Cho đến ngày nay, tâm trạng tôi vẫn đi tìm kiếm mảnh vỡ đó.

    Giấy tờ nhập cư từ năm 1979 ghi chép nơi sinh của tôi là Sài Gòn, thay vì Hà Nội. Đó là do mối quan tâm của ba mẹ tôi để bảo đảm sự an toàn cho tôi. Nhưng tôi ước không phải nói dối về nơi sinh đẻ của mình với mọi người: các gia đình nhà tài trợ của tôi từ Nhà Thờ Holy Cross Lutheran, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, ông xếp, người hàng xóm và thậm chí cả những người bạn thân mỗi khi họ hỏi tôi về gia đình và quê hương ở Việt Nam. Đây là điều tôi vẫn cảm thấy cần phải che giấu để bảo vệ an ninh cho bản thân mình trong cuộc sống bên nước Mỹ.

    Cho đến bây giờ, tiếng nói tôi vẫn còn mang một giọng Bắc lợ lợ. Sống trong một thế giới nói tiếng Anh qua nhiều thập niên, tâm trí tôi không còn nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ nữa, mà bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, giọng Bắc của tôi vẫn còn rõ khi phát âm tiếng Việt, và đôi khi dẫn đến khoảnh khắc khó xử với người Việt Kiều tị nạn sinh sống tại Hoa Kỳ. Có người quay đầu nhìn tôi với ánh mắt thắc mắc. Có người còn biểu hiện thái độ bối rối, ngay cả hoài nghi sau khi nghe tôi trả lời mình sinh sống ở Sài Gòn. Những cuộc đối thoại thường rất ngắn và thường kết thúc trong giây lát sau khi họ “điều tra” về nguồn gốc Việt Nam của tôi. Lúc đầu tôi nghĩ có thể một số người Việt Kiều đối sử lạnh nhạt bởi vì từ vựng Việt ngữ của mình không được vững, hay đã phát ngôn điều gì đó không phù hợp với người lớn. Sau nhiều năm trưởng thành và nghe người thân Việt Nam cho biết về giọng nói “nửa này nửa nọ” của mình, tôi đã đi đến kết luận rằng giọng Bắc của tôi vẫn còn tồn tại, cộng thêm vào tư cách tôi nói chuyện tiếng Việt còn cứng, không được trôi chảy như nhiều người miền Nam. Đó là lý do làm cho tôi khó được thân mật với người đồng hương khác trên nước Mỹ, đặc biệt với người lớn tuổi trong gia đình binh lính của Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều số người này là những binh sĩ sống sót từ các trại cải tạo của Cộng Sản, họ đã từng bị tra tấn về thân thể và tâm lý nhiều năm trong tù, nên họ và gia đình họ đã mang trong lòng một căm hận rất lớn đối với bất cứ người miền Bắc nào. Tuy là một người tị nạn như những người miền Nam khác, nhưng vì có một giọng nói lai Bắc mà tôi không thể thay đổi hay che dấu dễ dàng được, nên cả quãng đời sống lẻ loi trên đất khách quê người, tôi đã phủ nhận cho số phận của mình từ lâu rồi. Ngoài mong muốn của mình, tôi đã trở thành một người ngoại cuộc trong giữa đồng bào Việt Nam tị nạn ở Mỹ, và chỉ còn một mơ ước duy nhất, là được đoàn tụ với gia đình tôi ở Việt Nam. Bây giờ tôi đã là người lớn tuổi và đã lập gia đình, là một người chồng và một người cha của bốn con trai của công dân Mỹ, tôi không còn bận tâm nhiều về quan điểm của người Việt Kiều khác đối với tôi khi họ còn chú ý đến giọng nói của mình.

    Tôi còn nhớ một lần tụ tập đặc biệt với các em họ của tôi ở miền Nam California vào cuối mùa hè 1989. Chúng tôi đang thưởng thức một bữa ăn tối đồng thời thảo luận sôi nổi về thực phẩm Việt Nam. Chúng tôi đã nói về phong cách nấu ăn độc đáo và thị hiếu của ba miền: Bắc, Trung và Nam. Chúng tôi tranh luận về miền  đất nào xuất sắc nhất trong các món ăn nào. Đột nhiên, một người em họ của tôi nhìn tôi và hỏi: "Anh Nam nghĩ anh là người miền nào? Anh nhận thấy anh là người miền Bắc hay người miền Nam? " Tôi trả lời với mọi người ngay lập tức,"Tôi cảm thấy rằng tôi là cả hai, vì vậy tôi chỉ là một người Việt Nam." Sau đó em họ tôi yêu cầu: "Anh chỉ có thể chọn một, là người miền Bắc hay người miền Nam, anh sẽ chọn là người miền nào?" Mọi người đều im lặng. Tôi dừng lại một chút rồi đáp tiếp, "Ồi, tôi sinh ra và lớn lên ở miền Bắc và tôi chỉ sống ở miền Nam trong bốn năm, vì vậy tôi cảm thấy tôi là người miền Bắc hơn." Người em họ của tôi hỏi thêm: "Vậy anh nói anh là một người miền Bắc?" Tôi trả lời lại cho rõ hơn, "Vâng, tôi là một người miền Bắc." Bầu không khí vui vẻ bỗng tan biến mất và trở lên nặng nề. Cuộc trò chuyện đã kết thúc. Không ai nói thêm gì trong đoạn cuối của bữa ăn. Tôi tự nhiên thấy khó thở với một cảm giác đau buồn và cô đơn sâu trong lòng, và một chút hối đối như mình đã làm một điều gì có tội lỗi. Tôi lo nghĩ rằng có thể mình đã làm thất vọng những người em họ vì những câu trả lời của mình.

    Các em họ của tôi và tôi nhập cư đến Hoa Kỳ từ trại tị nạn Buton vào cuối tháng 11 năm 1979. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới trong một căn nhà mướn ở một thành phố nhỏ tên là Kearney, bang Nebraska ở giữa nước Mỹ. Lúc ban đầu, nhà thờ bảo trợ chúng tôi giúp tiền mướn nhà, tiền đi chợ mua đồ ăn, và đầy đủ vớ giày và quần áo cũ cho mọi người. Họ giúp tìm việc làm cắt cỏ cho người em họ lớn tuổi nhất. Lúc đó là một khoảng thời gian ngắn và thú vị trong cuộc đời mới của chúng tôi ở Mỹ. Tôi được học tiếng Anh tại trường và tham dự các dịch lễ của nhà thờ vào cuối tuần. Nhưng tôi không tránh được một điều phức tạp trong nhà giữa tôi và một em họ của tôi. Người này to mạnh và lớn tuổi hơn tôi, có thể còn thù hận với chính quyền Cộng Sản và không chấp nhận tôi, vì tôi sinh ra ở miền Bắc. Người ấy gọi tôi là một Việt Cộng. Tôi nghĩ có thể lúc này người đó đang bị ảnh hưởng tinh thần, vì đang gặp khó khăn và đau đớn từ một vết thương bỏng dọc theo chân, trong lúc nhà bị cháy vào thời chiến tranh. Vì chưa đi khám bác sĩ Mỹ cho có thuốc cần thiết để chữa trị, nên tính tình của người ấy trở nên bất thường và gây ra bạo lực với tôi.

    Những cuộc đánh nhau thường bắt đầu khi người ấy thấy tôi bước chân vào nhà khi đi học về. Ngay khi tôi ngước mặt nhìn người ấy đang đứng đợi trong góc tường của phòng ngủ, và mắt của chúng tôi gặp nhau, cuộc đuổi bắt bắt đầu. Sách vở bay khắp nơi vì tôi sử dụng ba lô để chống lại cú đá và cú đấm của người ấy. Ngay cả khi tôi khóa cửa chặt trong phòng tắm để tắm rửa, người ấy đạp cửa văng khỏi tường và chúng tôi vật lộn với nhau trong bồn nước trong khi tôi trần truồng. Tôi thường kiềm chế hết mình, không đánh lại, mà chờ đợi cơ hội thoát khỏi tay người ấy để chạy trốn. Đang giữa một mùa đông lạnh, băng giá và tuyết trắng xoá ở bang Nebraska nên tôi không thể chạy ra ngoài. Người em họ của tôi đuổi theo tôi khắp nơi trong nhà, và cuối cùng hai chúng tôi ngưng lại và bắt đầu một cuộc đấu vật trong phòng khách. Vì khóa cổ nhau trên sàn nhà quá lâu nên cả hai chúng tôi bị kiệt sức, không cựa quạy, và gần mất hết hơi. Chúng tôi đã có nhiều trận đánh nhau tương tự như vậy. Có lần tôi phải chạy ra sân sau nhà trong đêm tối để nú đằng sau một thùng rác trong vài tiếng đồng hồ. Ngoài đó tuyết đóng băng rất lạnh, tôi chỉ mặc một quần ngắn và chân không mang tất hoặc giày. Tôi cũng còn nhớ một đêm tôi chui vào trong một hố trống, cạnh máy sưởi dưới sàn gỗ và thảm ở giữa phòng khách, để trốn khi bị em họ của tôi đánh đuổi. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho những anh em khác của người ấy, vì họ không đủ sức lực can hai chúng tôi ra được. Họ còn phải lo lắng đi tìm tôi đủ nơi trong và ngoài nhà như điên cuồng đêm đó. Tôi rất muốn cho họ biết tôi đang ở đâu, nhưng tôi không can đảm làm vì nghĩ đến những hậu quả không tốt có thể xảy ra. Vì vậy, tôi cố giữ bình tĩnh, im lặng, và cuối cùng ngủ đi hồi nào không hay bên cạnh máy sưởi đó cả đêm, cho đến sáng hôm sau.

    Vài tháng sau khi địng cư ở Mỹ, vào mùa xuân năm 1980, tất cả anh em họ của tôi quyết định rời thành phố nhỏ Kearney để đi ở nơi các thành phố lớn hơn của bang Nebraska. Tôi lấy cơ hội này ở lại thành phố Kearney một mình và bắt đầu cuộc sống mới với các gia đình nuôi. Kể từ đó, tôi và các em họ của tôi luôn bận bựu với học hành, làm việc, lập gia đình và có con cái. Chúng tôi rất ít gặp nhau trong suốt 37 năm qua. Mỗi lần nghĩ đến những người em họ của tôi, tôi không tránh được một cảm giác ngăn cách. Rất đáng tiếc là dù chúng tôi đều từng là người tị nạn, chúng ta phải đối mặt với sự tách rời quê hương và gia đình -- cha mẹ, anh em, bạn bè thân thiết ở lại bên Việt Nam -- để bắt lại từ đầu cuộc sống mới ở xứ lạ quê người, một giai đoạn rất khó khăn thời đó. Tôi không trách móc gì về các người em họ của tôi hết, và tôi không bao giờ quên công ơn người cha của họ, chú của tôi, đã tặng cho tôi một chiếc vé đi thuyền đến một nước tự do, để cho tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay.

    Những năm trôi qua, tôi đã trở nên an phận trong cuộc sống riêng tư. Nghĩa là, tôi không còn lo lắng nhiều về gia đình ở Việt Nam, cũng như không còn bận tâm với các em họ của tôi ở bên Mỹ. Cảm giác hương nhớ và lo lắng về quê nhà của những năm tháng đầu đã từ từ phai nhạt theo thời gian. Cuộc sống của tôi đơn giản và bình yên như những người công dân Mỹ. Điều kỳ lạ là tôi cảm thấy tự do và thoải mái hơn khi tôi được bao quanh với những người ngoại quốc. Tôi đã có một giai đoạn sống trong vai trò một sinh viên đại học ở bang Nebraska, tuy luôn cô đơn và bận bựu, nhưng rất thanh bình. Và tôi cũng rất may mắn là có được một sự nghiệp tuyệt vời, được làm nhân viên tại ba nhà báo lớn trong suốt 21 năm. Tuy vậy, cuộc sống đôi lúc có sự cố bất ngờ. Đôi khi trong một hoàn cảnh nào đó, và chỉ trong chớp nhoáng, những kỷ niệm về tuổi thơ của tôi sống ở miền Bắc Việt Nam có thể đột tràn đến không kịp chống đỡ.

    Tôi còn nhớ 17 hơn năm trước, ngồi trong một chuyến xe dài trên một đường cao tốc của bang California với một biên tập viên của nhà báo nơi tôi làm việc. Ông ta là một người Mỹ gốc Nhật và cũng từng là một cựu chiến binh thủy thủ của thời chiến tranh Mỹ bên Việt Nam. Tôi và ông ấy chia sẻ về nguồn gốc của chúng tôi vì cả hai đều là người Mỹ gốc Á Châu. Chúng tôi bình luận say xưa về những hoàn cảnh khó khăn và bất công chung mà hai người từng trải qua, cũng như nhiều người tiểu số Á Đông khác, đã từng phải chống chọi trong cuộc sống bên Mỹ do bị kì thị. Đây cũng là một cơ hội hiếm có để tôi và ông ấy chia sẻ với nhau về các món ăn và nền văn hoá của cộng đồng người Nhật Bản và người Việt Nam đang sống tại khu vực thủ đô Sacramento. Đang lái xe, ông ta quay mặt qua tôi, ông nhìn và hỏi, anh đi qua Mỹ từ Việt Nam, vậy anh đến từ miền Nam hay là miền Bắc? Tôi đáp lại liền là tôi đến từ Sài Gòn. Ông quay đầu lại và nhìn về hướng xa lộ trước mặt. Rồi ông ta bắt đầu kể cho tôi nghe một câu chuyện trong thời gian ông còn là một hải quân, và các vụ máy bay Mỹ thả bom ở miền Bắc và thủ đô Hà Nội, năm 1972.

    Từng là một thủy quân Hoa Kỳ trên một tàu hạm đội ở Vịnh Tôn Kính, ông và các viên chức hải quân khác đã làm việc suốt ngày và đêm. Không ngừng nghỉ, họ phải gắn vũ khí và bom vào máy bay chiến đấu phản lực. Trong lúc nghe ông ta kể lại câu chuyện với một cử chỉ rất tự hào, và thật tỉ mỷ, thân thể người của tôi trở lên rất căng thẳng. Tôi cố gượm cổ và nắm hai bàn và kéo chặt vào bụng mình vì sợ ông ta nhận thấy người mình đang run. Mồ hôi tự nhiên toát ra từ những ngón tay. Ông tiếp tục mô tả thêm chi tiết: máy bay phản lực với tiếng nổ phá vỡ không khí, sàn sân bay của tàu hạm đội đen như than nóng như lửa, bom đạn to khổng lồ sếp hàng từ hầm tàu đi lên sân bay, rồi được các thủy thủ ráp lên những chiếc máy bay nhanh chóng trước khi cất cánh bay đi vể hướng đất liền của miền Bắc Việt Nam. Trong giây phút này, tôi không thể không nghĩ đến cảnh sống của gia đình tôi ở một vùng núi. Lúc đó, ba mẹ, các anh em, và tất cả những người hàng xóm của chúng tôi phải trốn trong một hầm nhỏ sâu dưới mặt đất, với nước ẫm ướt, bùn lầy và tối như mực. Bên ngoài, mặt đất rung chuyển liên tục và tiếng bom nổ ì ùng không ngưng từ phía thủ đô Hà Nội. Trong nhiều ngày, chúng tôi không được đi học. Chúng tôi thậm chí không được nấu ăn vì lửa và khói sẽ làm nhà chúng tôi trở thành một mục tiêu của bom. Tôi chưa bao giờ bị rơi vào hoàn cảnh này, nghe ông sếp của mình kể cho nghe những gì ông ta đã thực hiện bên Việt Nam, làm tôi phải sống lại trong ký ức những gì mình đã từng trải qua vì hậu quả của những trái bom đó.

    Thời gian đã thay đổi rất nhiều mọi thứ. Việt Nam là một quốc gia đã thay đổi đáng kể về mặt kinh tế lẫn chính trị suốt 30 năm qua. Công nghệ điện tử ngày nay tiến chiển hơn bao giờ hết. Nhờ sự cải tiến và tốc độ nhanh của thông tin xã hội, người dân Việt Nam bây giờ được kết nối với tất cả các vùng của đất nước và trên toàn thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, người dân có thể chia sẻ tin tức với mọi người trong và ngoài nước thông qua các máy di động cá nhân của họ. Người Việt Nam hiện nay không còn phải dựa vào các tuyên truyền của chính phủ Cộng Sản. Những phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một công cụ quan trọng để giúp họ bày tỏ sự quan tâm hoặc phản đối sự bất công, tham nhũng của chính quyền. Người dân có thể tự do đi lại khắp đất nước và đi du lịch, du học, đi làm việc ở nhiều nước khác, gồm cả Hoa Kỳ.

    Gần đây, vợ chồng tôi nghỉ ngơi ở một khách sạn casino ở Las Vegas trong một chuyến đi lu lịch cuối tuần. Chúng tôi thưởng thức một bữa ăn tối tại một nhà hàng rất đẹp, và tình cờ được ngồi bên cạnh một cặp nam nữ Việt Kiều từ San Jose, California. Sau khi giới thiệu, cuộc trò chuyện của chúng tôi trở thành náo động với những tiếng cười và tiếng hò nổ rang mỗi khi mọi người cùng chung nâng ly rượu sâm banh. Chúng tôi kể chuyện vui và uống rượu không ngừng, và thay phiên nhau chia sẻ rất nhiều điều thú vị về các món ăn ngon và các chuyến đi du lịch về quê hương Việt Nam ... Đôi tình nhân này kể cho vợ chổng tôi nghe về đời sống nhộn nhịp của họ - luôn ăn ở nhà hàng sang trọng, và nghỉ ngơi trong khách sạn cao cấp, và thường xuyên đi du lịch bằng máy bay tới những thành phố thú vị như Las Vegas và Los Angeles để dự tiệc hay họp mặt với bạn bè. Vợ chồng tôi cũng chia sẻ về chuyến đi du lịch của chúng tôi kỳ này. Chúng tôi có bốn đứa con trai. Vợ tôi và tôi lái xe nhiều giờ đến Las Vegas từ Sacramento, rằng chúng tôi ngủ trên ghế sau của xe trong hai đêm vừa qua, để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Tôi cảm thấy rất vui trong lòng, vì đây là một dịp xã giao vui vẻ hiếm có và rất tình cờ, trong một không khí thật là ấm cúng với người Việt Kiều cùng cỡ tuổi của tôi, với ưu điểm và sở thích tương tự.

    Đột nhiên, người đàn ông đang ngồi bên cạnh tôi ké miệng đầy hơi rượu lại gần tai tôi, và nói chầm chậm với giọng miền Nam nặng trệt, "Vậy là… tiếng anh nói có giọng Bắc, anh có phải là một người miền Bắc không?" Tôi nín thở và nhìn vào mắt anh ta, và nghiên cứu nét mặt của anh. Anh ấy già hơn tôi vài tuổi. Anh ấy có một khuôn mặt vui, có thể nói là tếu tếu, và một nụ cười ấm. Tôi đang chuẩn bị trả lời nhưng vợ tôi, một người miền Nam và Mỹ lai, can thiệp liền và trả lời giùm: "Mẹ anh ấy từ miền Bắc, ba anh ấy từ miền Nam."

    Mặt người đàn ông Việt Kiều không thay đổi và tiếp tục nhìn tôi chăm chăm với vẻ hài hước và nghi ngờ khi trả lời, "Tôi cũng là một người Bắc, nhưng tôi không nói chuyện với giọng miền Bắc. Bố mẹ tôi vào Nam năm 1954. Chúng tôi là người Công giáo. "(Lưu ý: Sau khi người Pháp rời Việt Nam năm 1954, đất nước được chia thành hai, chính phủ Việt Minh dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh nắm quyền miền Bắc. Kết quả, hàng ngàn người Công giáo từ miền Bắc đi di tản vào miền Nam.)

    Dưới ánh đèn vàng mờ chiếu trên khuôn mặt của người đàn ông, tôi có thể nhìn thấy đôi mắt lấp lánh nhìn chằm chằm vào tôi mà không hề chớp, hình như anh ta đang đợi tôi giải thích câu chuyện của tôi về gia đình tôi. Vì vậy, tôi đã làm điều đó. Tôi nói với anh ấy rằng tôi sinh ra ở Phúc Yên, phía bắc Hà Nội. Lần đầu tiên, tôi nói với một người lạ tên của quê hương thực sự của tôi. Tôi kể cho anh nghe về cha và mẹ tôi, họ gặp nhau bằng cách nào, khi nào tôi chào đời, và khi nào tôi vào Sài Gòn, và khi nào tôi đi vượt biên.

    Tôi cầm lại hơi cho im lặng trong lúc chờ người đàn ông phản ứng. Nhưng cử chỉ mặt anh ta không thay đổi, mắt anh óng ánh và liếc nhìn tôi rất bình thản, như thể anh ấy muốn tôi tiếp tục nói thêm. Tôi có cảm giác nhiệt máu mình tăng lên nhanh và chạy lan khắp cơ thể. Đột nhiên anh mỉm cười và đưa tay cầm ly rượu champagne của mình lên trước mắt tôi. Vợ tôi và cô bạn của anh ấy lập tức cầm ly rượu đều một lúc lên rồi bốn người cạ ly nhau, cùng chúc vui một lần nữa. Sau đó cuộc trò chuyện chuyển sang đề tài về những kỷ niệm cũ khó quên của tôi và anh ấy, khi cả hai còn là thuyền nhân và người tị nạn gần bốn thập niên trước đây.

    Tối hôm đó, sau khi trở lại phòng nghỉ, tôi ngồi một mình vài giờ đồng hồ để thưởng thức thắng cảnh qua khung cửa sổ phòng của chúng tôi, trên tầng 24 của khách sạn Paris Las Vegas. Thật là một bức ảnh tuyệt vời của tháp Eiffel, và một chương trình nước ngoạn mục trước khách sạn Bellagio vô cùng đặc sắc. Tôi cảm thấy rất vui và hân hoan. Một gánh nặng từ từ tan biến. Một sự bình an lâng lư thấm sâu vào tim. Một tâm hồn thoải mái bất thường. Máy nhạc chưa hát, nhưng trái tim đã nhộn múa. Môi không ngăn được nụ cười. Trong tâm trạng này, tôi không vội lo sửa soạn cùng với vợ để chuẩn bị đi bộ dạo phố Las Vegas Strip như những lần trước. Những cảm giác đặc biệt vẫn còn thấm trong da thịt. Thân thể tôi trở thành cực kỳ mạnh mẽ. Trong lòng tôi cảm thấy một niềm tự do vô tận, giống như một giấc mơ tuyệt vời.

    Tôi mơ ước rằng một ngày nào đó trong tương lai, tôi sẽ có thể khép lại những chương đời vào một cuốn sách. Vì sâu trong lòng, tôi cần phải chia sẻ những chuyện quá khứ, để giúp tôi tiếp tục bước đi.

    Cho đến lúc đó, một phần của trái tim tôi vẫn còn ở Việt Nam.

    - Nguyễn Bình Nam

    Sacramento, California, USA, Tháng 4 năm 2016

    Về Vincent Leduc

    Niềm đam mê của tôi để hiểu thế giới như một trường đại học của cuộc sống đã dẫn tôi đi du lịch toàn cầu chủ yếu trong cuộc đời trưởng thành của tôi. Trong suốt 38 năm qua, tôi đã từng làm phóng viên ảnh và nhà sản xuất, nhấn mạnh vào việc chỉ đạo các tài liệu. Tôi sống và làm việc ở khu vực Đông Nam Á cho đến khi tôi trở về Pháp năm 1998 để trở thành giám đốc tài liệu du lịch cho nhiều kênh truyền hình và cáp khác nhau.

     

    Năm 1975

    Vào cuối Chiến tranh Việt Nam, tôi đã đi đến Lào và tôi rất yêu người dân, và mọi thứ bên nước họ. Tôi quyết định ở lại và sống ở đó. Nhưng chính phủ Cộng sản Pathet Lào đã chiếm vào tháng Mười Hai năm đó. Hai tháng sau, tôi buộc phải rời khỏi Lào và tôi đã đi theo các trại tị nạn ở Thái Lan và sau đó là những người tị nạn đầu tiên chạy trốn khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.

    Mục đích của tôi là báo cáo. Nhưng, với sự thất vọng của tôi, thông tin không lưu thông. Các phương tiện truyền thông thế giới mù quáng và điếc cho những câu chuyện khủng khiếp này. Cố gắng báo cáo là một cuộc đấu tranh, một cuộc đấu tranh cho những thông tin thực sự. Nó trở thành công cụ của tôi và cuộc tìm kiếm của tôi cho cuộc sống.

    Ngay sau đó, thuyền nhân Việt Nam đã đến bờ biển Thái Lan. Và ngư dân Thái Lan trên biển đã biến mình thành những tên cướp biển đáng sợ nhất, trừng phạt, hãm hiếp, giết hại, đưa những phụ nữ trẻ vào làm tình dục nô lệ trên một hòn đảo nằm ở vịnh Siam.

    Rất ít thuyền nhân đến Thái Lan, vì tin nguy hiểm này đã lan rộng nhanh chóng trong số những người thuyền nhân, để giúp họ đề phòng. Hầu hết các thuyền Việt Nam đã đi đến Malaysia dù đó là một cuộc hành trình dài hơn trên biển khơi, với những cơn bão nguy hiểm và nguy cơ bị tử vong nhiều hơn.

     

    1979

    Thất vọng bởi các nhà chức trách Thái Lan, những người đang giữ hai hoặc ba trại tị nạn Việt Nam ở Thái Lan với giới phóng viên, tôi quyết định tới Malaysia, nơi có nhiều thuyền nhân đã đổ bộ và đang ở trong các trại bao quanh bằng dây thép gai. Ở Singapore, tôi đã đóng góp cho bộ phim tài liệu đầu tiên về thuyền nhân có tiêu đề "Lê Hồng - Hà et les autres". Sau đó, tôi gặp ông Gary Ferguson, một cựu chiến binh Mỹ và một chiến binh Việt Nam, ở Bangkok. Ông đã đến để giúp thuyền nhân như một nhà tài trợ của thực phẩm cho các quốc gia đói. Kế hoạch của ông là tài trợ cho chương trình tàu cứu hộ tên là Akuna. Con tàu đã cứu một nhóm thuyền nhân trên biển. Không thể đưa họ đến Singapore, nhân viên Akuna đã để lại thuyền nhân tại Pulau Buton, một hòn đảo hoang nhỏ của quần đảo Riau, Indonesia. Với Gary, chúng tôi đã đi đến Buton. Anh ấy muốn giúp đỡ trực tiếp. Tôi muốn ghi lại câu chuyện. Hơn ba mươi bốn năm sau đó, tôi đã học được trên Facebook rằng Nam là một trong số những thuyền nhân Việt Nam này.

     

    HÔM NAY

    Tôi đang cố gắng tìm hiểu biết về thế giới, cũng như về bản thân mình, để có được sự hiểu biết sâu rộng hơn. Hôm nay, tôi đang học để trở thành một thợ gốm. Tôi làm việc trên mảnh đất của tôi, hòa hợp với cây cỏ thiên nhiên. Tôi cố gắng ghi truyền ý nghĩa của cuộc sống, ít nhất là những gì tôi đã hiểu về nó, thông qua các tác phẩm nghệ thuật mà tôi tự làm bằng tay.

    Tôi đã trở thành một người ăn chay và tôi tự trồng trái cây và rau cho riêng mình. Với vợ tôi, một nhà phân tích tâm lý, chúng tôi đang phát triển một nơi ân ở, mỗi người với kỹ năng, nghệ thuật và phương pháp trị liệu, nơi chúng tôi sẽ cung cấp phương tiện giúp những người cần khám phá bản thân.

    Tôi là một người cuối cùng đã hiểu rằng xã hội và thế giới là những gì mà mỗi cá nhân làm ra.

    Giải phóng, sau đó tự do tạo ra.

    - Vincent Leduc

    Paris, Pháp, Tháng 1 năm 2016

     

     

    "Mặt của người đàn ông này không phải là người xuất hiện trên tài khoản Facebook của tôi. Tôi hiện tại có mái tóc dài trên mặt cạo râu và cơ thể tôi xăm đầy mình."

     

KẾ TIẾP

"Giấc mơ giống như trải nghiệm"

Ba mươi bốn năm đã trôi qua trước khi Vincent và tôi kết nối trên Facebook và học được những con đường chúng tôi đã vượt qua. Nhìn thấy những bức ảnh của Vincent trong cuộc hành trình của chúng tôi là một trải nghiệm như mơ mà tôi sẽ không bao giờ quên.

HÌNH ẢNH CỦA VINCENT LEDUC-1979

CÙNG CHUNG

MỘT THUYỀN

ĐỌC LỜI TỰA

 

"Biển Nhớ (Sea of Memory)" - by Khánh Ly

CÙNG CHUNGMỘT  THUYỀN Chuyện và thiết kế trang mạng của Nam Nguyễn © 2016 Hình ảnh củaVincent Leduc © 1979 

 

 

 

 

 

 

 

Những bài hát về thuyền nhân tị nạn Việt Nam

"Sea of Memory

(Biển Nhớ")

- Mỹ Hạnh, 2011

"Sea of Memory

(Biển Nhớ")

- Khánh Ly, 1980s

"Refugee"

- Tom Petty & The Heartbreakers, 1979

"Un peu plus près des étoiles

(A Little Closer to the Stars)"

  - Toulouse, 1984

Hình ảnh: Vincent Leduc ©1979  | chuyện và WEBSITE: Nam Nguyễn ©2016

NGÔN NGữ

Lire en français
Tiếng Việt
Read in English